Diện tích tim tường là gì? Diện tích thông thủy là gì? Và cách phân biệt của 2 phần diện tích này luôn được người mua, người bán hay cả doanh nghiệp đi thuê quan tâm trong quá trình tìm kiếm cho mình nơi đặt văn phòng, địa điểm giao dịch. Bởi cả diện tích tim tường và diện tích thông thủy đều sở hữu những ưu – nhược điểm riêng biệt.
Hiểu rõ hơn sẽ giúp doanh nghiệp xác định diện tích văn phòng phù hợp tối ưu được chi phí đi thuê cũng như chi phí vận hành trong quá trình sử dụng.
Diện tích tim tường là gì?
Khái niệm diện tích tim tường
Tim tường là diện tích được tính từ tâm tường ở trung tâm căn hộ/ văn phòng, hay còn được gọi là “diện tích sàn xây dựng” hoặc “diện tích phủ bì”. Diện tích tim tường sẽ bao gồm: Tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Cách tính diện tích tim tường
Việc tính diện tích tim tường được áp dụng theo công thức sau:
- Diện tích tim tường = Diện tích thông thủy + Diện tích tường bao quanh căn hộ + Diện tích cột, hộp kỹ thuật
- Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích để ở
Đặc điểm diện tích tim tường là gì?
Diện tích tim tường trở nên hợp lý hơn khi xét từ khả năng thực thi quyền chủ sở hữu và hạn chế tranh chấp. Bởi vì khoảng không gian trong tường vẫn có thể được tận dụng để gắn phù điêu trang trí, đưa các kết cấu vào đây để nâng đỡ các tủ, giàn và các thiết kế phụ trợ khác cho căn hộ/ văn phòng… trong trường hợp đó là tường ngăn cách chứ không phải tường chịu lực.
Song, diện tích tim tường vẫn tồn tại nhược điểm trong trường hợp tòa nhà hay văn phòng có nhiều cột chịu lực và hộp kỹ thuật. Bởi lúc này số tiền doanh nghiệp bỏ ra sẽ lớn hơn so với diện tích thực tế sử dụng. Tuy vậy, các thiết kế văn phòng cho thuê ngày nay được thiết kế theo xu hướng hiện đại, giảm thiểu các cột, trụ. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí khi sử dụng diện tích tim tường cùng sự linh hoạt và sáng tạo trong việc bố trí văn phòng theo dấu ấn doanh nghiệp.
Ý nghĩa diện tích tim tường là gì?
Ta có thể nhận định rằng việc sử dụng diện tích tim tường sẽ minh định tốt nhất ranh giới thực thi của quyền chủ sở hữu cũng như doanh nghiệp khi thuê văn phòng.
Diện tích thông thủy là gì?
Khái niệm diện tích thông thủy
Đây là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế và kiến trúc. “Thông Thủy” được hiểu đơn giản là phần không gian mà nước có thể chảy qua một cách liền mạch, không bị cản trở. Như vậy, diện tích thông thủy hay “diện tích sử dụng căn hộ”, “diện tích lọt lòng” là phần diện tích bao gồm: diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công hay logia (nếu có) gắn với khu vực đó.
Tuy vậy, diện tích thông thủy sẽ KHÔNG bao gồm các phần sau: phần diện tích tường bao, tường chia giữa các căn hộ, phần diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong tòa nhà/ căn hộ. Lúc này, diện tích ban công được tính bằng toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì sẽ tính từ mép trong của tường chung.
Cách tính diện tích thông thủy
- Diện tích thông thủy = Diện tích sàn ở + Diện tích ban công + Diện tích tường ngăn phòng
- Diện tích thông thủy = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}
Lưu ý: Diện tích logia thì toàn bộ diện tích sàn, trong trường hợp logia có phần diện tích tường chung thì sẽ được tính từ mép trong diện tích tường chung.
- Diện tích thông thủy = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)
Trong đó:
- a, b: phần chiều dài và ngang bên trong căn hộ/ văn phòng (tính từ phần tường mép trong).
- c, d: phần chiều dài và ngang của ban công, lô gia (nếu có).
- ∑ei: tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ/ văn phòng. Với i là số cột.
- f: diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ/ văn phòng (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên.)
Để dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ như sau:
- a = 8,8m, b = 7m
- c = 1,5, d = 5,5m
- e = 0.8m2 – có 3e
- f = 0.8m2
=> Diện tích thông thủy = (8,8 x 7) + (1,5 x 5,5) – [(0,8 x 3) + 0,8] = 61,6 + 8.25 – 3.2 = 66,65m2
Đặc điểm diện tích thông thủy là gì?
Diện tích thông thủy giúp doanh nghiệp xác định được phần diện tích sử dụng thực tế của họ so với diện tích mà họ phải bỏ tiền ra để trả. Chính vì thế, diện tích thông thủy và diện tích thực thế chênh lệch càng ít càng tốt. Vì phần diện tích thông thủy có thể mở rộng tùy vào điều kiện kiến trúc hay kết cấu văn phòng.
Bên cạnh phần diện tích được thể hiện trong giấy tờ mua bán thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến diện tích thông thủy. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa những thiệt hại khi thuê và sử dụng văn phòng trong dài hạn.
Ý nghĩa diện tích thông thủy là gì?
Diện tích thông thủy có vai trò quan trọng đối với cả người mua/ thuê lẫn người bán. Người mua sẽ biết được chính xác phần diện tích mình cần sử dụng và xác định rõ số tiền cần bỏ ra để sở hữu diện tích đó.
Không những thế, diện tích thông thủy cũng là cánh tay đắc lực của người thiết kế xây dựng hay kiến trúc sư. Giúp họ nắm được diện tích sử dụng thực tế. Từ đó đưa ra những thiết kế kiến trúc cũng như kết cấu sao cho diện tích thông thủy là lớn nhất và thông thoáng nhất có thể. Nhằm đảm bảo đưa đến không gian phù hợp với công năng.
Cách phân biệt diện tích tim tường và diện tích thông thủy
Diện tích tim tường | Diện tích thông thủy | |
Khái niệm | Phần diện tích được đo từ tim đường | Mọi phần diện tích có thể trải thảm |
Diện tích bao gồm | Tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ./ văn phòng. | Diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công hay logia (nếu có) gắn với khu vực đó. |
Ưu điểm | Hợp lý hơn khi xét từ khả năng thực thi quyền chủ sở hữu và hạn chế tranh chấp. | Xác định được phần diện tích sử dụng thực tế của họ so với diện tích mà họ phải bỏ tiền ra để trả. |
Nhược điểm | Doanh nghiệp sẽ thiệt thòi khi văn phòng, tòa nhà hay văn phòng có nhiều cột chịu lực và có hộp kỹ thuật | Diện tích trải thảm không chỉ đúng thực tế ranh giới thực thi quyền sở hữu của người mua hoặc chủ sở hữu, gây bất lợi cho người bán/ chủ sở hữu. |
Giá thuê/ mua | Giá của mỗi mét vuông tính theo diện tích thông thủy đắt hơn mỗi mét vuông đo từ tim tường. | |
Cách sử dụng | Là diện tích tính cả tường xây dựng căn hộ và quyết định quyền sở hữu tài sản. | Chỉ sử dụng bên trong căn hộ hay còn gọi là diện tích lọt lòng |
Bài viết trên giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc về Diện tích tim tường là gì? Diện tích thông thủy là gì? Cũng như cách phân biệt 2 phần diện tích này. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất ngay từ giai đoạn lựa chọn đến khi thuê văn phòng. Doanh nghiệp hiểu rõ về diện tích thông thủy và diện tích tim tường sẽ chủ động hơn trong việc đi thuê cũng như tối ưu được khoản chi phí lớn khi thuê văn phòng dài hạn.
>> Xem thêm diện tích sàn kinh doanh – NFA là gì?
Nice Office – Công ty tư vấn và cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Tp.HCM
Với sứ mệnh mang đến cho doanh nghiệp những không gian làm việc hiện đại và chất lượng bậc nhất, trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công. Nice Office tự hào là đơn vị cho thuê văn phòng tpHCM chuyên nghiệp, minh bạch và uy tín hàng đầu hiện nay.
Chúng tôi mang đến đầy đủ các phân khúc văn phòng, đáp ứng đa dạng quy mô của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!
7 Ưu điểm vượt trội của Nice Office
- Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm 24/7.
- Lập báo cáo, phân tích, giúp khách so sánh ưu khuyết của từng điểm thuê.
- Đưa rước tận nơi, khảo sát văn phòng cho thuê miễn phí.
- Thông tin, hình ảnh luôn được cập nhật mới nhất.
- Cung cấp đầy đủ lịch sử giá thuê.
- Báo giá nhanh chóng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục gọn gàng.
- Hợp đồng rõ ràng, dài hạn, minh bạch tài chính và pháp lý.
Đăng ký tư vấn cho thuê văn phòng
Thông tin liên hệ
Hotline: 0901.007.226
Zalo: 0909.653539
Email: info@niceoffice.com.vn
Fanpage: Nice Office – Văn phòng cho thuê Tp.HCM