Từng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tăng trưởng 6% nhưng giờ đây, World Bank đã nâng lên thành 6,8% – Một tín hiệu tích cực nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu của chính phủ đề ra.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Theo báo cáo mới nhất từ World Bank vào ngày 12/3/2025, GDP thực của Việt Nam được dự báo đạt 6,8% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026 – đều tăng so với các dự báo trước đó được ra từ giữa năm 2024 và cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.
Được biết, dự báo của World Bank cao hơn dự báo của Oxford Economics (6,5%), IMF (6,1%) và thấp hơn Ngân hàng UOB (7%). Tuy nhiên, tất cả con số này vẫn thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ đề ra là từ 8 đến 10% – Hướng đến đà tăng trưởng 2 chữ số.
World Bank cũng cho rằng các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt với nhiều thách thức như nợ công, năng suất lao động thấp, biến đổi khí hậu, mất đi nhiều động lực tăng trưởng và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong 25 năm tiếp theo.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
Xuất khẩu và tác động từ thương mại toàn cầu
Tiếp nối sự phục hồi của xuất khẩu trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục nỗ lực đáp ứng nhu cầu toàn cầu về sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên tăng trưởng sẽ có phần chậm lại vì những bất ổn chính chính dẫn đến gián đoạn thương mại nhất là giữa các đối tác lớn của nước ta.
Trong năm 2025, World Bank dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chỉ đạt 12,1%, thấp hơn mức 14% của năm 2024 do nhu cầu suy giảm từ các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
Điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2025 chính là sự ổn định của dòng vốn đầu tư nước ngoài, đạt khoảng 25 Tỷ USD, đóng góp vào sự phục hồi cho thị trường bất động sản, thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng… và cũng là minh chứng cho sức hút của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
Lạm phát và chính sách tiền tệ
World Bank cũng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2025 sẽ ở mức 3,5%, duy trì đến năm 2026, cao hơn mức trung bình của năm 2024. Nguyên nhân chính đến từ sự tăng giá nguyên vật liệu và áp lực chi phí sản xuất. Chính sách tiền tệ thận trọng sẽ là yếu tố then chốt giúp kiểm soát lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đầu tư công và phát triển hạ tầng
Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, với hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như các tuyến cao tốc Bắc – Nam, đường sắt đô thị và các khu công nghiệp mới. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP trong dài hạn.
Bà Mariam J. Sherman – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết. “Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng sẽ rất quan trọng, với điều kiện chính quyền có thể tăng quy mô đầu tư công và đảm bảo chi tiêu hiệu quả.”
Chuyển đổi sang xe điện (EV)

Cũng được đề cập trong báo cáo của World Bank, Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi sang xe điện, mang đến một ngành giao thông xanh, giảm ô nhiễm không khí, khí phát thải nhà kính… nhằm đạt mục tiêu giảm 2,2 triệu tấn CO2e tức lượng khí phát thải ròng vào năm 2050.
Đặc biệt, quá trình “xanh hoá” giao thông này cũng có thể giúp tạo ra đến 6,5 triệu việc làm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất pin và phát triển cơ sở hạ tầng sạc tại Việt Nam.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025: Cơ hội và thách thức
Cơ hội
- Dòng vốn FDI tiếp tục tăng trưởng: Các nhà đầu tư quốc tế vẫn đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhờ chi phí lao động cạnh tranh và môi trường kinh doanh cải thiện.
- Thị trường tiêu dùng nội địa phát triển: Với dân số gần 100 triệu người và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, tiêu dùng nội địa sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
- Cải cách chính sách kinh tế:Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thách thức
- Biến động kinh tế toàn cầu: Cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng và thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
- Áp lực từ chính sách tiền tệ thắt chặt: Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang thực hiện chính sách tăng lãi suất, ảnh hưởng đến dòng vốn và tỷ giá hối đoái.
- Năng suất lao động và đổi mới công nghệ: Việt Nam cần cải thiện năng suất lao động và thúc đẩy chuyển đổi số để duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
>>> Xem thêm chi tiết: Đôi nét về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025
Việt Nam cần làm gì để nâng tăng trưởng kinh tế lên mức 8,0%?

Mặc dù World Bank dự báo GDP Việt Nam chỉ tăng 6,8% trong năm 2025 nhưng Chính phủ vẫn đặt mục tiêu lên đến 8,0%. Điều này đòi hỏi các chính sách kinh tế phải được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Cụ thể, Việt Nam nên tập trung vào việc tăng tốc giải ngân đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng cơ sở hạ tầng và công nghiệp, tận dụng dư địa tài khóa và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, giúp huy động nguồn lực cần thiết cho các dự án trọng điểm, qua đó củng cố động lực tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, logistics và vận tải.
Ngoài ra, việc, giảm thiểu rủi ro và khả năng tổn thương trong khu vực tài chính cũng là nhiệm vụ quan trọng. Các cơ quan quản lý cần khuyến khích hệ thống ngân hàng nâng cao hệ số an toàn vốn, đồng thời tăng cường khung thể chế và trách nhiệm giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
World Bank cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng chống chịu về năng lượng nhằm giảm thiểu rủi ro nguồn cung, tránh gây gián đoạn cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất; Mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào một số thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc.; Kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá, đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp.
Năm 2025 chắc chắn sẽ là một năm đầy thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Nice Office – Công ty tư vấn cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Tp.HCM
Được xây dựng và phát triển bởi một đội ngũ trẻ, năng động và chuyên nghiệp, Nice Office là đơn vị cung cấp văn phòng cho thuê chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Tp.HCM với đầy đủ các phân khúc văn phòng hạng A, văn phòng hạng B, văn phòng hạng C, văn phòng giá rẻ, văn phòng trọn gói tại khắp các quận, vị trí vàng… trên địa bàn thành phố.
7 Ưu điểm vượt trội của Nice Office
- Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm 24/7
- Lập báo cáo, phân tích, giúp khách so sánh ưu khuyết của từng điểm thuê
- Đưa rước tận nơi, khảo sát văn phòng cho thuê miễn phí
- Thông tin, hình ảnh luôn được cập nhật mới nhất
- Cung cấp đầy đủ lịch sử giá thuê
- Báo giá nhanh chóng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục gọn gàng
- Hợp đồng rõ ràng, dài hạn, minh bạch tài chính và pháp lý
Đăng ký tư vấn cho thuê văn phòng
Thông tin liên hệ
Hotline: 0901.007.226
Zalo: 0909.653539
Email: info@niceoffice.com.vn
Fanpage: Nice Office – Văn phòng cho thuê Tp.HCM
Nguồn: Nice Office