Việc huy động và khuyến khích sử dụng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ở nhiều quốc gia được xem là một bước tiến vô cùng quan trọng đối với việc với sự hội nhập và phát triển nền kinh tế trên toàn thế giới.
Vậy FDI là gì? FDI có đặc điểm và vai trò như thế nào? Hãy cùng Nice Office, tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây!
FDI là gì?
FDI (Foreign Direct Investment) là cụm từ được dùng để nói về hình thức đầu tư trực tiếp và dài hạn của một cá nhân hoặc doanh nghiệp ở quốc gia này đầu tư vào một quốc gia khác. Thông qua cách xây dựng các cơ sở sản xuất và kinh doanh. Mục đích của việc này là nhằm đạt được các lợi ích bền vững và nắm quyền quản lý những cơ sở sản xuất, kinh doanh đó.
Xuất hiện muộn hơn so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Tuy nhiên, FDI đã nhanh chóng thiết lập và chiếm được vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Trở thành một xu thế tất yếu và là nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm của dòng vốn FDI
FDI là hình thức đầu tư mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn, với mục đích chính của FDI là mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Thu nhập mà chủ đầu tư nhận được lúc này mang tính chất là thu thập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
Một trong những tiêu chí hàng đầu mà các quốc gia nhận đầu tư cần phải có là hành lang pháp lý rõ ràng và các chính sách thu hút FDI hợp lý.
Lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư nhận được sẽ tương ứng với tỷ lệ mà họ đóng góp trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định. Ngoài ra, tùy vào quy định của mỗi quốc gia mà các chủ đầu tư cần phải đóng góp một tỷ lệ vốn, nhằm thông qua đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên.
Các nhà đầu tư là người có quyền tự quyết định đầu tư và quyết định sản xuất kinh doanh, được tự do lựa chọn ngành nghề và hình thức đầu tư. Đồng thời họ cũng sẽ tự chịu trách nhiệm về phần lợi nhuận và cả những phần rủi ro.
Các loại vốn FDI
FDI theo chiều ngang
FDI theo chiều ngang là loại FDI phổ biến nhất hiện nay. Đây là dạng FDI chủ yếu xoay quanh việc đầu tư vốn vào một công ty, doanh nghiệp nước ngoài thuộc cùng một ngành với công ty, doanh nghiệp do nhà đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành. Nói cách khác, một công ty đầu tư vào một công ty nước ngoài mà cả cả hai đều sản xuất những hàng hóa tương tự nhau.
Ví dụ: Công ty Nike có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể đầu tư hoặc mua lại một công ty Puma có trụ sở tại Đức. Bởi vì cả hai công ty đều thuộc ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng quần áo thể thao, nên sẽ được xếp vào loại FDI theo chiều ngang.
FDI theo chiều dọc
FDI theo chiều dọc là một loại hình đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng, có thể trong một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau. Như vậy, FDI theo chiều dọc sẽ xảy ra khi một doanh nghiệp đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài, có thể cung cấp hoặc bán các sản phẩm.
Ngoài ra, FDI theo chiều dọc còn được phân thành 2 loại là tích hợp theo chiều dọc lùi và tích hợp theo chiều dọc tiến.
Ví dụ: Nhà sản xuất cà phê Nescafe của Thụy Sĩ có thể xem xét đầu tư vào các đồn điền cà phê ở các nước như: Việt Nam, Brazil,… Đây được gọi là đầu tư FDI theo chiều dọc, vì doanh nghiệp đang đầu tư mua, một nhà cung cấp tiềm năng trong chuỗi cung ứng.
FDI tập trung
Trường hợp, các khoản đầu tư của nhà đầu tư được thực hiện vào hai công ty hoàn toàn khác nhau và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau. Thì đây được gọi là giao dịch FDI tập trung. Như vậy, FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư kinh doanh.
Vai trò của của FDI
FDI mang đến cho các nhà đầu tư lợi nhuận hiệu quả. Dòng vốn này có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế cả về mặt tích cực và tiêu cực.
Tác động tích cực của FDI
- Các nhà đầu tư có quyền điều hành và quản lý công việc của công ty nhận đầu tư.
- Các nhà đầu tư được quyền khai thác những lợi thế từ đối tác như: thị trường tiêu thụ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá thành thuê nhân công thấp,… Từ đó, tăng lượng việc làm, đào tạo nhân công đạt chất lượng cao và giúp giảm tỷ lệ thất ở quốc gia đó.
- FDI tránh được các hàng rào về bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch tại nơi nhận vốn đầu tư.
- Ngân hàng Trung ương của quốc gia nhận đầu tư duy trì một lượng dự trữ ngoại hối, nhằm đảm bảo tỷ giá hối đoái được ổn định. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo được nguồn thu ngân sách lớn và ổn định cho cả hai bên. Ít phải chịu những rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả hay thua lỗ.
- Quốc gia nhận đầu tư được tiếp thu và học hỏi thêm các công nghệ kỹ thuật mới, cũng như các phương pháp quản lý mới hiệu quả, hiện đại và tiên tiến. Nhằm nâng cao năng suất làm việc.
- FDI tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến quy trình, sự đổi mới và phá vỡ thế độc quyền trong nước.
Nhược điểm của FDI
- Phải đối mặt với nhiều vấn đề và những thách thức trong môi trường mới về chính trị, xã hội, văn hóa, thiên tai, các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang của quốc gia nhận đầu tư.
- Khi doanh nghiệp đầu tư tập trung nguồn lực của mình vào nơi khác ngoài quốc gia, sẽ hạn chế đi nguồn vốn đầu tư. Đôi khi còn cản trở đầu tư trong nước, gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, giải quyết các vấn đề về việc làm,…
- Có thể bị mất cân bằng kinh tế giữa các vùng. Bởi vì các nhà đầu tư có quyền lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề và vùng lãnh thổ mà họ muốn.
- Các doanh nghiệp trong nước nếu không đủ mạnh và có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, có thể dẫn đến tình trạng phá sản.
- FDI có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, đôi khi có lợi cho quốc gia này và gây bất lợi cho quốc gia khác.
FDI đi vào thực tiễn Việt Nam
Thực trạng FDI tại Việt Nam
Đứng trước làn sóng chuyển dịch vốn cao trào từ nhiều ông lớn trên thế giới, khi các doanh nghiệp Mỹ, Châu Âu có xu hướng dịch chuyển sang Châu Á thì Việt Nam cũng như những quốc gia Đông Nam Á đang đón nhận nhiều cơ hội hợp tác song phương, đa phương với dòng vốn FPI to lớn.
Trang Tổng Cục Thống kê đã đưa ra những nhận định khách quan cùng nhiều thông số cho thấy được sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch. Đặc biệt là sự hiện diện và phát triển của FDI đầy triển vọng cho thời gian tới. Theo đó:
“Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, điểm sáng nổi bật là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng các năm từ 2018-2022, tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký ghi nhận kỷ lục đạt 82,3%.” – Trích từ “Giải Ngân Vốn Đầu Tư Công, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài, Kỳ Vọng Những Tháng Cuối Năm 2022”
Tất cả đã chứng minh niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam. Đó cũng là lý do thúc đẩy doanh nghiệp và nhà nước có những bước chuẩn bị cho hành trình giúp doanh nghiệp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs vững vàng “lướt sóng” đầu tư.
Như cách Việt Nam trân trọng cơ hội hợp tác, tận dụng tài nguyên từ nguồn vốn FDI. Các hoạt động thu hút dòng vốn FDI cũng được hiện diện trên nhiều phương diện như:
- Cải thiện môi trường kinh doanh, sản xuất, đầu tư và thương mại quốc tế.
- Tạo lập các khu công nghiệp lớn, đáp ứng yêu cầu của những doanh nghiệp lớn, sản xuất theo chuỗi.
- Tập trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu.
- Hay kể cả sự xuất hiện của hàng loạt tòa cao ốc, tổ hợp văn phòng, văn phòng cho thuê tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như các vùng đô thị khác trải dài từ Bắc chí Nam nhằm tạo môi trường và điều kiện hoạt động thuận lợi, chuyên nghiệp và chất lượng nhất cho các doanh nghiệp lớn nhỏ giữa thời buổi “đất chật người đông” như hiện tại.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì để thu nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư FDI, các doanh cần tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới đang từng bước gia tăng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy sản xuất và tạo nhiều điều kiện để thu hút nguồn vốn FDI.
Các doanh nghiệp cũng cần nên thực hiện một số giải pháp, nhằm tạo nên sức hấp dẫn để thu hút được các nguồn vốn đầu tư FDI. Cụ thể là:
- Cần chú trọng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, các thủ tục hành chính đơn giản, đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian đã quy định.
- Cần phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ lao động và quản lý.
- Doanh nghiệp cần phải chứng minh với nhà đầu tư những ưu thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanh thu tăng mạnh qua các năm của mình.
- Doanh nghiệp cần chứng minh ưu điểm của sản phẩm bằng cách so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hay các sản phẩm thay thế.
- Chứng minh cho các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp có thể tăng quy mô thị trường, mở rộng thị phần và tăng trưởng nhanh, liên tục với những sản phẩm tốt, kiểu dáng và mẫu mã được thay đổi thường xuyên nhằm thu hút được nhiều khách hàng.
- Cần triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về điều hành và quản trị doanh nghiệp.
Nice Office – Công ty tư vấn và cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Tp.HCM
Qua bài viết này, Nice Office hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về FDI cũng như các loại hình FDI phổ biến hiện nay. Cùng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh từ nền kinh tế chung cho đến nguồn vốn FDI, sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nice Office hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp với những không gian làm việc, văn phòng cho thuê phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề và mục đích sử dụng đa dạng.
Nice Office tự hào là đơn vị cung cấp văn phòng cho thuê chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Tp.HCM với nhiều loại hình văn phòng và các thiết bị văn phòng hợp lý nhất cùng đầy đủ các phân khúc văn phòng hạng A, văn phòng hạng B, văn phòng hạng C, văn phòng giá rẻ, văn phòng trọn gói tại khắp các quận, vị trí vàng … trên địa bàn thành phố.
7 Ưu điểm vượt trội của Nice Office
- Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm 24/7.
- Lập báo cáo, phân tích, giúp khách so sánh ưu khuyết của từng điểm thuê.
- Đưa rước tận nơi, khảo sát văn phòng cho thuê miễn phí.
- Thông tin, hình ảnh luôn được cập nhật mới nhất.
- Cung cấp đầy đủ lịch sử giá thuê.
- Báo giá nhanh chóng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục gọn gàng.
- Hợp đồng rõ ràng, dài hạn, minh bạch tài chính và pháp lý.
Đăng ký tư vấn cho thuê văn phòng
Thông tin liên hệ
Hotline: 0901.007.226
Zalo: 0909.653539
Email: info@niceoffice.com.vn
Fanpage: Nice Office – Văn phòng cho thuê Tp.HCM