Những diễn biến của dịch Covid-19 luôn là chủ đề nóng của 2021. Bằng nhiều nỗ lực, TpHCM hướng đến việc mở cửa, tiến đến trạng thái “bình thường mới”. Vậy điều doanh nghiệp cần làm khi hoạt động trở lại hậu Covid-19 là gì?
TpHCM sắp bước vào giai đoạn “bình thường mới”
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Trước đây, chúng ta cũng từng đối mặt với nhiều đại dịch như SARS, MERS, H5N1… nhưng Covid-19 được đánh giá là nghiêm trọng nhất, dẫn đến việc phá sản của hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cũng như làm thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta tiếp cận và quản lý công việc..
Theo dự kiến, Tp.HCM sẽ cập nhật hồ sơ tiêm chủng điện tử, phân loại nhóm các đối đã được tiêm chủng thành thẻ xanh (tiêm đủ 2 mũi) và thẻ vàng (tiêm 1 mũi) giữa đến hết tháng 9 và cho phép một số hoạt động kinh doanh được mở cửa trở lại theo từng giai đoạn. Vậy đây chính là lúc để xem xét những điều doanh nghiệp cần làm khi hoạt động trở lại hậu Covid-19. Dưới đây là các đề xuất của Nice Office.
5 Điều doanh nghiệp cần làm khi hoạt động trở lại hậu Covid-19
Áp dụng các biện pháp an toàn lao động chặt chẽ
Trong giai đoạn “bình thường mới”, các doanh nghiệp nên nhanh chóng đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn lao động một cách chặt chẽ, bao gồm:
- Tuân thủ quy định phòng chống dịch
- Xịt khử khuẩn định kỳ
- Sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi (đảm bảo khoảng cách 2m)
- Trang bị nước rửa tay, khẩu trang
- Yêu cầu đo thân nhiệt
- Tránh tập trung đông người
Ngoài ra, một số tổ chức cũng yêu cầu nhân viên khai báo các địa điểm mà mình từng ghé, nhằm cập nhật nhanh chóng các thông tin dịch tễ, kịp thời có phương án ứng phó khi một nhân viên bất kỳ có liên quan đến các nguồn bệnh.
Phân chia ca làm việc hoặc duy trì các nhóm làm việc từ xa
Phân chia ca làm việc thành 2 hoặc 3 nhóm và không để các nhóm tiếp xúc với nhau cũng là một phương án giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động lâu dài trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp như hiện nay.
Trong đó, việc cho phép một số vị trí làm việc từ xa cũng hoàn toàn hợp lý, vừa giảm thiểu nguy cơ, vừa có thể giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nơi làm việc sao cho phù hợp với các quy định về giãn cách.
Đối với vấn đề này, doanh nghiệp cần có phương án xác định vai trò của từng phòng ban và từng cá nhân cụ thể. Đâu là những vị trí cần phải tương tác với nhiều người, đâu là vị trí sẽ sử dụng chung thường xuyên các thiết bị, máy móc văn phòng… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đánh giá được những rủi ro nếu không tuân thủ quy định phòng dịch hoặc năng suất lao động bị ảnh hưởng ra sao nếu người lao động làm từ xa…
>> Xem thêm: Làm việc từ xa hiệu quả hơn với top 6 công cụ hỗ trợ đắc lực
Duy trì các kênh trao đổi hai chiều
Giữa người lao động và doanh nghiệp luôn phải duy trì tốt các kênh liên lạc, kênh truyền thông nội bộ… nhằm nhanh chóng nắm bắt ý kiến và nguyện vọng của người lao động. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được những định hướng đúng đắn về việc hoạt động trở lại khi nào và như thế nào.
Đối với vấn đề này, doanh nghiệp cần triển khai, cung cấp các công cụ/ thiết bị hỗ trợ cho quá trình làm việc từ xa của người lao động, gia tăng tính tự động hoá hoặc các hình thức làm việc mới phù hợp với tổ chức như các phần mềm làm việc trực tuyến, truy cập VPN, bảo mật dữ liệu nội bộ…
Doanh nghiệp cũng nên quan tâm và thấu hiểu những khó khăn của người lao động khi làm việc tại nhà ví dụ như gia đình có trẻ nhỏ, gia đình có người bệnh, tình hình tài chính khó khăn… cùng các chính sách hỗ trợ cho nhân sự vùng dịch.
>> Xem thêm: 5 lưu ý giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả trong doanh nghiệp
Đánh giá lại các chuỗi cung ứng
Sự hiểu biết rõ nét về các chuỗi cung ứng cũng sẽ gíup doanh nghiệp giảm thiểu được hàng loạt các rủi ro trong quá trình hoạt động.
Hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách và đánh giá mức độ thiết yếu của các chuỗi này. Đâu là sản phẩm/ dịch vụ có thể thay thế bằng những nhà cung cấp trong vùng xanh? Đâu là sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp nên tiến hành “tự chủ” vừa tiết kiệm, vừa hạn chế vấn đề tiếp xúc của nhân viên?… Càng chi tiết và nhanh chóng tiến hành bao nhiêu thì càng giúp doanh nghiệp “trụ vững” bấy nhiêu.
Lấy ví dụ, một doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ in ấn bên ngoài có thể hoặc cắt giảm in ấn, sử dụng các file điện tử hoặc nội bộ hoá, trang bị máy in để tự thực hiện. Một trường hợp khác ở tầm vĩ mô hơn, khi doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm từ một quốc gia nào đó chịu ảnh hưởng của dịch thì cần xem xét đến những thị trường, những quốc gia cung ứng khác…
Đừng bỏ quên những rủi ro khác
Covid-19 không phải là rủi ro duy nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt. Có rất nhiều biến cố có thể xảy đến với doanh nghiệp từ những nguyên nhân khác mà đôi khi chúng ta quá tập trung vào Covid mà bỏ quên phần còn lại.
Bảo mật dữ liệu doanh nghiệp là một ví dụ điển hình. Làm việc từ xa, lưu trữ trên các thiết bị cá nhân, các cuộc trao đổi trên không gian mạng dễ làm lộ thông tin, các lỗ hỏng trong bảo đảm an ninh mạng đều là những rủi ro mà không phải khi dịch bệnh xảy ra nó mới tồn tại.
Bên cạnh đó, mối một doanh nghiệp, trong một lĩnh vực nhất định đều có những mối lo ngại, những rủi ro tiềm tàng xuất phát từ quá trình hoạt động, thị trường… cả chủ quan lẫn khách quan. Giữ cho mình “một cái đầu lạnh”, thiết lập những bộ phận chuyên đánh giá rủi ro tài chính/ nhân sự, lập kế hoạch hoạt động chi tiết là những điều mà chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi điều doanh nghiệp cần làm khi hoạt động trở lại hậu Covid-19. Mỗi một doanh nghiệp với quy mô khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có cách áp dụng riêng nhưng cũng không nằm ngoài các mục tiêu cốt lõi là bảo đảm an toàn cho người lao động và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Riêng Nice Office sẽ luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp trên con đường tìm thuê văn phòng làm việc lý tưởng với những ưu đãi tốt nhất hậu Covid-19.
Nguồn: Nice Office
Hotline: 0901.007.226
Zalo: 0909.653539
Email: info@niceoffice.com.vn
Fanpage: Nice Office – Văn phòng cho thuê Tp.HCM