Đối với hầu hết các doanh nghiệp, website là công cụ quan trọng để tạo dựng thương hiệu và có được doanh số bán hàng nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, nó còn được ưu tiên hơn cả việc thuê văn phòng hay tuyển dụng nhân sự…
Trong thời đại mà thương mại điện tử phát triển rực rỡ như hiện nay thì website là công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, nếu biết cách xây dựng một website thu hút thì doanh nghiệp có thể gia tăng chuyển đổi kèm theo đó là thúc đẩy sự phát triển của doanh thu, giúp công ty đững vững trên thị trường.
Bài viết này sẽ không đào sâu vào yếu tố kỹ thuật khi xây dựng website mà chúng tôi muốn đưa ra những thông tin hữu ích giúp chủ doanh nghiệp có được những thông tin cần lưu ý khi bắt tay vào việc thiết kế website từ đầu.
Các bước xây dựng website
Đối với những ai lần đầu tìm hiểu về việc xây dựng website, hẳn sẽ rất bối rối vì không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, việc làm website là không quá phức tạp và giá thành cũng có rất nhiều cấp độ, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp và độ phức tạp của web.
Nhìn chung, sẽ có 4 bước cơ bản trong quá trình xây dựng website như sau:
Chọn mua tên miền
Nếu thuê văn phòng làm việc là thuê một địa điểm thực tế website là địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp trên mạng. Một địa chỉ nhà rõ ràng, ít bị nhầm lẫn sẽ giúp khách hàng tìm đến với doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Đăng ký các gói hosting
Tên miền là địa chỉ thì hosting là “không gian bên trong” nơi doanh nghiệp chứa sản phẩm. Không gian càng lớn thì càng chứa đựng được nhiều sản phẩm. Hiểu theo cách này thì doanh nghiệp nên xem xét mua các gói hosting lưu trữ có dung lượng phù hợp với nội dung mà mình đăng tải lên website, nhất là những doanh nghiệp upload nhiều hình ảnh/ video thì nên mua các gói có dung lượng lớn, tiến hành backup thường xuyên.
Chọn nền tảng xây dựng website
Có rất nhiều nền tảng để xây dựng website nhưng wordpress được đánh giá là dễ thực thi và cũng dễ quản lý cho doanh nghiệp. Hầu hết các đơn vị làm web hiện nay cũng sẽ tư vấn khách hàng làm trên nền tảng này.
Dĩ nhiên cũng có một số doanh nghiệp sẽ chọn các nền tảng khác vì yếu tố bảo mật cao hơn hoặc theo yêu cầu riêng…
Thiết kế giao diện
Bước quan trọng cuối cùng chính là thiết kế một giao diện cho vừa bắt mắt, vừa thân thiện với người dùng.
Bạn nên yêu cầu nhận được ít nhất 2 mẫu thiết kế khác nhau từ đơn vị làm website để chọn lựa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trên mạng các giao diện đẹp mắt để áp dụng cho website của mình. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có màu sắc thương hiệu, định vị hình ảnh và sản phẩm khác nhau nên giao diện website cũng cần đáp ứng linh hoạt, để mang lại tổng thể hài hòa nhất.
5 Lưu ý quan trọng khi xây dựng website
Chọn một tên miền dễ nhớ
Thông thường, khi xây dựng website, doanh nghiệp sẽ lấy tên thương hiệu để làm tên miền để nhất quán cho tất cả các kênh truyền thông. Tên miền cần dễ nhớ, gắn liền với doanh nghiệp đi kèm theo đó là các biểu trưng, các dòng miêu tả, giới thiệu đồng bộ.
Trên thực tế, một số doanh nghiệp sẽ chọn tên miền theo sản phẩm mà họ cung cấp hoặc thêm những thông tin đó vào trong tên miền cùng với tên doanh nghiệp. Những điều này rất tốt, nó sẽ cung cấp dữ liệu rõ ràng hơn nhưng tốt nhất, tên miền cũng cần được tinh gọn, chắt lọc từ ngữ sao cho dễ nhớ và cũng phải tránh những từ dễ gây hiểu lầm/có vẻ hao hao như các thương hiệu khác.
Ngoài ra, sau khi chọn được một tên miền, bạn nên kiểm tra xem nó đã được sử dụng hay chưa. Cách kiểm tra nhanh nhất là bạn có thể truy cập các trang bán tên miền như Mắt Bão để kiểm tra. (Click vào ĐÂY)
Làm cho nó trở nên thân thiện với người dùng
Trải nghiệm của người dùng hay nói cách khác là sự tương tác của khách hàng trên website là yếu tố thứ 2 mà doanh nghiệp cần quan tâm. Thuật ngữ chuyên môn sẽ gọi một website có sự thân thiện với người dùng, giúp họ dễ dàng thao tác là user friendly.
Hiểu một cách đơn giản là khi thiết kế giao diện website, doanh nghiệp cần chú ý đến những gì giúp khách hàng cảm thấy hài lòng như tối ưu tốc độ tải trang, vị trí thanh menu, khả năng cá nhân hóa, quy trình mua hàng và thanh toán dễ dàng, các công cụ tìm kiếm chính xác, các xác nhận về quyền riêng tư, khung chat hỗ trợ nhanh, các biểu mẫu thu thập thông tin hoặc các nút kêu gọi hành động được đặt đúng chỗ… hạn chế các pop up hoặc âm thanh đột ngột gây khó chịu.
Để làm được điều này thì hầu hết các chủ doanh nghiệp nếu không am hiểu về website và thiết kế web thì nên có sự tư vấn của các đơn vị chuyên môn. Thông thường, trong quá trình xây dựng website, những đơn vị thực hiện sẽ cung cấp các bản thiết kế để demo hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo một số website tương tự để đúc kết và đưa ra yêu cầu của mình.
Chú trọng vào tính năng responsive
Mặc dù yếu tố này cũng có thể liệt kê như là một cách để làm tăng trải nghiệm người dùng nhưng chúng tôi vẫn muốn đề cập riêng vì tính quan trọng của nó.
Bạn biết đấy, ngày nay, người ta sử dụng rất nhiều công cụ lướt web khác nhau như máy tính, laptop, ipad, điện thoại thông minh… với nhiều kích cỡ khác nhau. Theo đó, việc lướt web bằn điện thoại lại hết sức phổ biến. Chính vì vậy, khi xây dựng website, doanh nghiệp cần lưu ý đến khả năng responsive – Tức độ tương thích trên nhiều ứng dụng, thiết bị khác nhau. Bản thân các công cụ tìm kiếm như Google cũng đưa khả năng responsive trở thành một yếu tố để đánh giá chất lượng trang web, vì vậy, hãy nghiên cứu để làm tốt nhất có thể cho website của bạn.
Thu hút và giữ chân khách hàng
Một website bắt mắt, hình ảnh đẹp, tốc độ load tốt là chưa đủ. Doanh nghiệp cần có một chiến lược nội dung phù hợp để tối ưu SEO, thu hút traffic (lượng truy cập), giữ chân khách ghé thăm và biến họ thành khách hàng của mình.
Các chiến lược nội dung không chỉ xoay quanh các thông tin về sản phẩm hay ưu đãi, mà nó còn phải cung cấp những thông tin giá trị có tính chất “giúp khách hàng trở thành chuyên gia” trong vấn đề mà họ tìm kiếm. Bên cạnh đó, đừng bỏ quên các nút công cụ chia sẻ mạng xã hội hoặc các form đăng ký theo dõi bản tin doanh nghiệp để giữ họ tương tác lâu dài với website.
Chú trọng đến hệ thống quản lý khách hàng
Việc chọn lựa hệ thống quản lý khách hàng như CRM sau khi website đã vận hành cũng rất quan trọng. Những doanh nghiệp lớn, đòi hỏi sự bảo mật hoặc chuyên nghiệp cao thường sẽ tự xây dựng và tích hợp vào website của mình. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể mua các quyền sử dụng hệ thống CRM với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo được các chức năng cần thiết.
Một hệ thống quản lý khách hàng CRM hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nguồn khách hàng, các thông tin thống kê phục vụ cho hoạt động marketing, theo dõi doanh số, chăm sóc khách hàng… Vì vậy dù có phải thêm một phần chi phí nhưng bù lại nó sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
Nguồn: Nice Office – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Tp.HCM