Tổ chức phi lợi nhuận là gì?
Tổ chức phi lợi nhuận (Non Profit Organization – viết tắt NPO) là tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các cổ đông mà vì lợi ích của các thành viên tổ chức hoặc một cộng đồng bên ngoài, hoặc vì mục đích từ thiện. Không giống các công ty thông thường, lợi nhuận không phải là mục đích của họ.
Bên cạnh đó, các tổ chức phi lợi nhuận đã được Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) miễn thuế vì mang lại lợi ích nhất định cho xã hội và cộng đồng.
Cách thức hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
Như đã nói trên, các tổ chức này không hoạt động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, mà tự quản lý và theo đuổi một mục tiêu chung, được xếp vào nhóm phi lợi nhuận.
Trong loại hình này, các hợp tác xã có thể chia lợi nhuận cho các thành viên nhưng các tổ chức từ thiện thì hoàn toàn không có lợi nhuận. Mặc dù mục đích khác nhau nhưng các tổ chức phi lợi nhuận đều có cùng một dạng thức và cấu trúc hoạt động.
Các tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng trên thế giới
- Hợp tác xã Zen Noh: Có tổng doanh thu hằng năm trung bình là 53 tỷ Đô La.
- Nhóm hợp tác xã và quỹ tương hỗ Crédit Agricole tại Pháp: Có tổng doanh thu hằng năm trung bình là 32 tỷ Đô La.
- Quỹ Bảo Hiểm tương hỗ quốc gia tại Mỹ: Có tổng doanh thu hằng năm trung bình là 23 tỷ Đô La.
- Hợp tác xã Edeka zentrale AG tại Đức: Có tổng doanh thu hằng năm trung bình là 16 tỷ Đô La.
- Nhóm hợp tác xã tại Vương Quốc Anh: Có tổng doanh thu hằng năm trung bình là 16 tỷ Đô La.
- Hợp tác xã Mondragon tại Tây Ban Nha: Có tổng doanh thu hằng năm trung bình là 16 tỷ Đô La.
Các khoản quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận thường được khấu trừ thuế cho cá nhân và doanh nghiệp tạo ra chúng, và chính tổ chức phi lợi nhuận này cũng không trả thuế cho các khoản đóng góp nhận được hoặc bất kỳ khoản tiền nào khác kiếm được thông qua các hoạt động gây quỹ. Đôi khi, người ta gọi các tổ chức này là NPO hoặc tổ chức 501, dựa trên mục mã số thuế cho phép họ hoạt động.
Đặc điểm của Tổ chức phi lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận thường phục vụ cho mục đích tôn giáo, khoa học, từ thiện, giáo dục, văn học, an toàn công cộng hoặc các mục đích phòng chống cái ác. Ví dụ họ sẽ bao gồm bệnh viện, trường đại học, tổ chức từ thiện quốc gia, nhà thờ…
Một tổ chức phi lợi nhuận phải phục vụ cho công chúng, cho dù là thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc kết hợp cả hai. Thông tin tài chính thường được công khai khi có yêu cầu để các nhà tài trợ có thể được biết, về cách thức sử dụng và mức độ sử dụng sự đóng góp của họ. Các tổ chức phi lợi nhuận cũng có thể tồn tại để tổng hợp các loại thu nhập và phân phối cho các tổ chức từ thiện khác.
Trước khi có thể nhận được quyết định miễn thuế, một tổ chức cần đăng kí yêu cầu trạng thái 501 từ Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). Sau khi đăng ký và hoạt động, tổ chức phải duy trì sự tuân thủ với cơ quan nhà nước quy định các tổ chức từ thiện tương ứng. Điều này thường phải có một CIO (Giám đốc thông tin – Chief Information Officer) và đội ngũ kế toán chuyên dụng kiểm soát.
Trong khi một số tổ chức phi lợi nhuận chỉ sử dụng lực lượng lao động tình nguyện thì một số tổ chức phi lợi nhuận lớn hoặc thậm chí có quy mô trung bình có thể có một đội ngũ nhân viên, quản lý và giám đốc toàn thời gian được trả lương. Mặc dù hưởng lợi thế về thuế đặc biệt ở các khía cạnh khác, các tổ chức phi lợi nhuận thường phải trả thuế lao động và tuân thủ các quy tắc nơi làm việc của tiểu bang và liên bang giống như các tổ chức vì lợi nhuận khác.
Các tổ chức phi lợi nhuận chỉ được phép cung cấp tài sản hoặc thu nhập cho các cá nhân dưới dạng lương công bằng cho các dịch vụ của họ. Tổ chức phải tuyên bố rõ ràng trong các giấy tờ tổ chức của mình rằng nó sẽ không được sử dụng cho lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của người sáng lập, nhân viên, người hỗ trợ, người thân hoặc cộng sự.
Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận
Có nhiều hình thức tổ chức phi lợi nhuận theo Joel L. Fleishman, giáo sư khoa Chính sách công và Luật thuộc Đại học Duke, Hoa Kỳ, đã phân loại khu vực các tổ chức phi lợi nhuận như sau:
1.Tổ chức cá nhân
Hình thức tổ chức cá nhân cũng giống như một tổ chức từ thiện khác, chỉ khác ở chỗ là loại hình này có một nguồn cung cấp tài chính. Hình thức này có được doanh thu từ các khoản đầu tư, tài trợ cho các tổ chức từ thiện khác.
2.Hợp tác xã
Do các thành viên làm chủ, có thể được hưởng lợi từ lợi nhuận của hợp tác xã, có chung một văn hóa rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về kinh tế, xã hội hoặc văn hóa, mỗi thành viên đều có một phiếu bầu.
3.Tổ chức hữu nghị anh em
Dựa trên sở thích hoặc niềm tin chung như sở thích về xã hội hoặc học thuật hoặc một sự nghiệp từ thiện.
4.Quỹ tương hỗ
Gây quỹ từ chính các thành viên (thường là khách hàng), đa phần là dạng tổ chức tài chính, lợi nhuận được tái đầu tư tại quỹ hoặc để duy trì hay phát triển tổ chức.
5.Doanh nghiệp xã hội
Có thể bán hàng hóa hoặc dịch vụ để gây quỹ cho các dự án cộng đồng, bất ký khoản doanh thu thặng dư nào đều được tái đầu tư vào doanh nghiệp để phục vụ cộng đồng.
6.Phòng thương mại
Nhóm các doanh nhân tập hợp lại để thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác, thường gây quỹ từ phí thành viên của các doanh nghiệp địa phương.
7.Tổ chức phi chính phủ (NGO)
Được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế như Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) tài trợ, hoạt động độc lập.
8.Tổ chức từ thiện
Phải đăng ký dưới hình thức từ thiện, được miễn thuế, tất cả nguồn lực đều phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện đã đề ra của tổ chức, có thể được tổ chức như quỹ ủy thác, công ty hoặc hiệp hội.
Nếu bạn là doanh nghiệp hoạt động tổ chức phi lợi nhuận đang có nhu cầu thuê văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nice Office chính là đơn vì đồng hành uy tín giúp bạn lựa chọn văn phòng phù hợp với vị trí, chí phí và diện tích tối ưu nhất theo mô hình hoạt động. Tham khảo ngay văn phòng cho thuê quận 1, văn phòng cho thuê quận 3 và các quận khác tại Nice Office hoặc liên hệ đến hoteline dưới đây để được tư vấn nhiệt tình.
Tổng hợp bởi: Nice Office
Liên hệ tư vấn cho thuê văn phòng
Nice Office – Công ty cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
- Hotline: 0901.007.226
- Zalo: 0909.653539
- Email: info@niceoffice.com.vn
- Fanpage: Nice Office – Văn phòng cho thuê Tp.HCM