Phân biệt các loại hình doanh nghiệp và những điểm cần lưu ý

Một trong những vấn đề cần quan tâm đối với người làm kinh doanh, chủ doanh nghiệp và đặc biệt với các bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp là tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp. Bài viết này Nice Office sẽ giúp bạn tổng hợp và phân biệt các loại hình doanh nghiệp nhằm hiểu rõ hiểu rõ hơn để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp cũng như quyết định thành lập công ty mới với loại hình thích hợp.

Có những loại hình doanh nghiệp nào và cách phân biệt các loại hình doanh nghiệp ra sao? 

Theo luật doanh nghiệp quy định và phân chia ra 5 loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp Tư Nhân.
  • Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Một Thành Viên. 
  • Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Hai Thành Viên trở lên.
  • Công ty Cổ Phần. 
  • Công ty Hợp Danh.

Cùng tìm hiểu chi tiết các loại hình doanh nghiệp trên với Nice Office nhé.

Loại hình Doanh Nghiệp Tư Nhân

Doanh Nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp - Doanh nghiệp tư nhân
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp – Doanh nghiệp tư nhân

Những điểm lưu ý về Doanh Nghiệp Tư Nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân được đăng ký kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, do một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch, tài sản, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. 
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân như các loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiệp có thể tự mình hoặc thuê người khác điều hành, quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Chủ sở hữu duy nhất của công ty nên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.
  • Nguồn vốn ban đầu của Doanh Nghiệp tư nhân chủ yếu từ tài sản sản của chủ Doanh Nghiệp. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư.
  • Vì có một chủ doanh nghiệp duy nhất và vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Và cũng vì vậy chủ doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Một Thành Viên

Công ty TNHH Một Thành Viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp - Doanh nghiệp hữu hạn một thành viên
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp – Doanh nghiệp hữu hạn một thành viên

Những điểm lưu ý về  Công ty TNHH Một thành viên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH Một Thành Viên có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề.
  • Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng tía trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
  • Về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu là chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tổng bộ tài sản của mình giống như doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Hai Thành Viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp - Công ty trách nhiệm hữu hạn
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp – Công ty trách nhiệm hữu hạn

Những điểm lưu ý về công ty TNHH hai thành viên

  • Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng không được quyền phát hành cổ phần.
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của mình nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn công ty hợp danh.
  • Khó huy động vốn do số lượng thành viên bị hạn chế 50 người và không được phát hành cổ phiếu.
  • Số lượng thành viên cổ đông lớn nên việc quản lý và điều hành công ty phức tạp, có sự phân tách thành các nhóm.
  • Vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp khác.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô hình doanh nghiệp cổ phần. Để huy động vốn công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng bằng cách:

  • Kết nạp thêm thành viên mới và không vượt quá 50 người thành thành viên.
  • Huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty.
  • Vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức.
  • Phát hành trái phiếu.

Về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên khá chặt chẽ gồm: Hội đồng quản trị thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám Đốc và Tổng Giám Đốc. Nếu vượt quá 10 thành viên thì phải có ban kiểm soát. 

Công ty Cổ Phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp - Công ty cổ phần
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp – Công ty cổ phần

Những điểm lưu ý về công ty Cổ phần

  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
  • Vì công ty cổ phần được góp vốn từ các cổ đông nên trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty thuộc phạm vi vốn đã góp và mức độ rủi ro sẽ thấp hơn.
  • Khả năng huy động vốn cao từ ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường.
  • Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng
  • Vốn điều lệ của công ty Cổ Phần được chia thành các phần bằng nhau và gọi là cổ phiếu. Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào công ty bằng cách mua cổ phiếu. có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
  • Có các loại cổ phần sau:
    • Cổ phần phổ thông
    • Cổ phần ưu đãi gồm:

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức.

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại

+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

  • Công ty Cổ Phần có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp dân sự, thương mại nếu có, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.
  • So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt. Có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân. Có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Công ty Hợp Danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp - Công ty hợp danh
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp – Công ty hợp danh

Những điểm lưu ý về công ty Hợp Danh

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc tha nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
  • Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Tài sản của công ty hợp danh bào gồm tài sản góp của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; Tài sản tạo lập được mang tên công ty; Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Nice Office – Đối tác cho thuê văn phòng hàng đầu cho mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước

Được xây dựng và phát triển bởi một đội ngũ trẻ, năng động và chuyên nghiệp, Nice Office là đơn vị cung cấp văn phòng cho thuê chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Tp.HCM với đầy đủ các phân khúc văn phòng hạng A, văn phòng hạng B, văn phòng hạng C, văn phòng giá rẻ, văn phòng trọn gói tại khắp các quận, vị trí vàng… trên địa bàn thành phố.

7 Ưu điểm vượt trội của Nice Office

  1. Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm 24/7
  2. Lập báo cáo, phân tích, giúp khách so sánh ưu khuyết của từng điểm thuê
  3. Đưa rước tận nơi, khảo sát văn phòng cho thuê miễn phí
  4. Thông tin, hình ảnh luôn được cập nhật mới nhất
  5. Cung cấp đầy đủ lịch sử giá thuê
  6. Báo giá nhanh chóng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục gọn gàng
  7. Hợp đồng rõ ràng, dài hạn, minh bạch tài chính và pháp lý

Liên hệ tư vấn cho thuê văn phòng



    Nice Office – Công ty cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *