Nhân sự là yếu tố quyết định quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nhưng việc tìm kiếm và tuyển dụng được các ứng cử viên tốt, phù hợp nhất với yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay là điều không hề dễ dàng. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự như thế nào để có thể chiêu mộ nhân tài về làm việc cho công ty của mình.
Dưới đây là 11 bước thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp có được quy trình tuyển dụng chất lượng nhất:
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì?
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự được hiểu là hoạt động tìm kiếm và chiêu mộ nguồn nhân lực. Nhằm đáp ứng được yêu cầu về những kỹ năng cần thiết cho vị trí cần tuyển của doanh nghiệp. Hơn hết, doanh nghiệp ngày nay cũng mong muốn nhân viên mới có được sự phù hợp với môi trường và văn hóa của doanh nghiệp.
Hiểu rộng hơn, việc thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự còn bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan như: xác định budget, thiết lập thời gian tuyển dụng, quản lý và theo dõi hiệu quả của công việc tuyển dụng.
Vai trò của việc thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh trong quá trình tuyển dụng
Một bản kế hoạch tuyển dụng nhân sự đầy đủ và chi tiết giúp người phụ trách dễ dàng trong việc sắp xếp thời gian cũng như lịch trình làm việc của cá nhân một cách hợp lý. Đồng thời, nó cũng giúp ban lãnh đạo đưa ra những thay đổi hay sự hỗ trợ kịp thời nhất.
Đảm bảo tuyển dụng đúng yêu cầu đặt ra
Thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự giúp người phụ trách dự án khai thác thông tin dễ dàng hơn trong quá trình ứng tuyển nhân viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể dựa vào đây để đưa ra tiến trình đào tạo, cải thiện thiếu sót của nhân viên trong quá trình làm việc.
Chiêu mộ nhân tài về cho doanh nghiệp
Các bài test, buổi thuyết trình, xử lý tình huống,… sẽ đưa ra những mục đích và yêu cầu riêng để tìm ra được những ứng viên tài và giỏi nhất cho công ty của mình.
11 bước thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Để thực hiện chính xác bước này, công ty cần phải tìm hiểu khả năng phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và cả trong tương lai. Từ đó, tính toán lại những chỉ số quan trọng như: tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, khả năng thăng tiến trong công việc và chính sách lương thưởng,… Những yếu tố này, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp.
Hơn hết, doanh nghiệp cũng cần phải xác định:
- Phòng ban và các vị trí nhân lực nào cần bổ sung thêm? Vì sao cần phải bổ sung?
- Trong thời gian tới doanh nghiệp có dự án nào phải triển khai?
- Một phòng ban cần bao nhiêu nguồn nhân lực mới và khi nào cần đến số nhân viên đó?
- Với nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp đang thiếu những kỹ năng gì?
Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết đang cần tìm kiếm nhân sự như thế nào/.
Bước 2: Thiết lập kế hoạch và lịch tuyển dụng nhân sự
Quy trình tuyển dụng không đơn giản là diễn ra trong vài ngày tuyển dụng mà kéo theo đó còn là thời gian thử việc, làm quen với doanh nghiệp,… Nên việc thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết là cần thiết để đảm bảo tiến độ làm việc và nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp.
Ví dụ tham khảo: Nếu vị trí công việc bắt buộc có từ tháng 1/2023, bạn phải chuẩn bị kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực bắt đầu từ 3 tháng trước đó.
Bước 3: Xác định các kỹ năng cần yêu cầu
- Đâu là những phẩm chất và kỹ năng mà doanh nghiệp muốn các ứng cử viên đáp ứng vào vị trí tuyển dụng của công ty?
- Công việc cụ thể hàng ngày của họ là gì?
- Mục tiêu và kết quả mà bạn muốn người nhân viên mới thực hiện đó là gì?
Đây là những câu hỏi bạn cần xác định rõ để tuyển dụng được đúng người, đúng vị trí cần tuyển dụng.
Một tips giúp doanh nghiệp lựa chọn nhân sự phù hợp là tham vấn ý kiến của trưởng bộ phận vị trí cần tuyển. Ví dụ như: Nếu vị trí cần tuyển dụng là nhân viên Marketing, bạn cần nên tham khảo các ý kiến từ trưởng phòng Marketing. Từ đó, đưa ra được những yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng phù hợp với ứng viên.
Vì vậy, thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp tìm “Đúng người – đúng việc”, giảm thời gian tuyển dụng không cần thiết, tiết kiệm được các khoản chi phí tuyển dụng phát sinh.
Bước 4: Sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Hiện nay, nền tảng công nghệ ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo AI và Recruitment Marketing được đánh giá là giải pháp toàn diện cho xu hướng thời đại 4.0. Kể cả việc giúp doanh nghiệp thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình tuyển dụng như: tạo CV, sàng lọc hồ sơ các ứng cử viên, đánh giá các ứng cử viên và đo lường hiệu quả tuyển dụng.
Bước 5: Lên ngân sách cho kế hoạch tuyển dụng
Dưới đây là một vài khoản chi phí bạn cần phải bỏ ra cho quá trình tuyển dụng nhân sự:
- Chi phí quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
- Chi phí cho các nền tảng tuyển dụng.
- Chi phí cho việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
- Chi phí cho nhân sự.
- Chi phí cho việc tham gia và tổ chức các ngày tuyển dụng.
- Một số các khoản chi phí khác.
Bước 6: Xây dựng bản mô tả tuyển dụng
Để thu hút những ứng viên tốt nhất, các doanh nghiệp phải xây dựng một bản mô tả công việc thực tế và cụ thể nhất. Thay vì liệt kê một hàng dài những yêu cầu hay kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với vị trí tuyển dụng, bạn nên nhấn mạnh vào những điều mà ứng viên có thể nhận được khi vào làm việc cho vị trí đó.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giới thiệu qua về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp để ứng viên nắm rõ hơn về văn hóa của doanh nghiệp mình.
Bước 7: Thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết
Nhà tuyển dụng có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để tiếp cận ứng viên. Bằng nhiều cách, bạn cũng có thể cân nhắc đưa ra những câu hỏi hoặc thử thách để bộc lộ tính cách của mỗi ứng cử viên. Cụ thể là:
Phỏng vấn qua điện thoại
Là hình thức phỏng vấn giúp sàng lọc ứng viên dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện. Nhưng vẫn đảm bảo đánh giá được các kỹ năng và kinh nghiệm của các ứng viên. Qua đó, giúp nhà tuyển dụng tạo được ấn tượng đầu tiên với các ứng viên.
Kiểm tra tâm lý ứng viên
Điều này giúp các nhà tuyển dụng có thể phác thảo tính cách, hành vi, năng khiếu, khả năng giao tiếp và sáng tạo của ứng viên.
Phỏng vấn trực tiếp
Đây là bước cuối cùng của các nhà tuyển dụng khi đưa ra lời mời làm việc. Cuộc phỏng vấn trực tiếp sẽ được thực hiện bởi các quản lý cao nhất và điều này chỉ dành cho các ứng cử viên nổi bật.
Thực chất đây là cuộc phỏng vấn quá trình hai chiều, là sự thỏa thuận nhằm đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên.
Bước 8: Xác thực thông tin về ứng viên
Khi đã lựa chọn được ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng, bạn cũng cần nên kiểm tra thật kỹ lại thông tin và lai lịch của ứng viên đó.
Hơn nữa việc kiểm tra thông tin ứng viên cũng giúp doanh nghiệp xác định được người được chọn đó có đang nói dối bạn hay không. Bởi có không ít các trường hợp, để được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp lớn, các ứng viên đã thổi phồng lý lịch của mình lên và hy vọng sẽ không có ai dành thời gian để xác minh thông tin.
Bước 9: Ra lời đề nghị tới ứng viên
Để đưa ra lời đề nghị tới các ứng viên được chọn sao cho hợp lý và tốt nhất cho cả đôi bên là công việc không hề dễ dàng, nó đòi hỏi nhà tuyển dụng phải có kỹ năng đàm phán tốt. Để đảm bảo bước này được diễn ra hiệu quả, bạn có thể tham khảo quy trình sau:
Trước tiên, hãy chủ động email hoặc gọi điện cho ứng viên để đưa ra mức lương khởi điểm. Nếu nhận được sự đồng ý từ ứng viên, bạn cũng phải hợp thức hóa bằng văn bản. Bởi trên thực tế, nếu 9 trên 10 offer bạn đưa ra cho ứng viên đều nhận được sự đồng ý từ họ, điều này cho thấy bạn đang đi đúng hướng.
Bước 10: Giúp nhân viên hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp
Sau khi nhận được sự đồng ý của ứng viên, bạn cần phải định hình xem mình cần thực hiện những điều gì để giúp nhân viên có thể sớm hòa nhập với môi trường và văn hoá làm việc của doanh nghiệp. Điều này đều rất cần thiết, bởi vì nó giúp nhân viên mới nhanh chóng bắt kịp với công việc.
Bước 11: Học hỏi từ những kinh nghiệm đã thu được
Và cuối cùng, để lập một bản kế hoạch tuyển dụng nhân sự thật sự hiệu quả, bạn cần phải rút ra những bài học từ chính thực tế. Bạn đã nhận được gì từ quá trình tuyển dụng? Có điều gì cần cải thiện không?
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ để thu thập dữ liệu, nhằm phục vụ cho việc đánh giá và rút kinh nghiệm.
Nice Office – Công ty tư vấn và cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Tp.HCM
Qua bài viết này, Nice Office hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn sự cần thiết và tầm quan trọng của việc thiết lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Đồng thời có thể ứng dụng 11 bước trên để tìm lựa chọn và tuyển dụng được các ứng cử viên tốt, tài giỏi và phù hợp với công ty của mình nhất. Nhằm tổ chức bộ máy đạt hiệu quả cao trong công việc và mang lại một nguồn thu nhập lớn.
Nice Office tự hào là đơn vị cung cấp văn phòng cho thuê chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Tp.HCM với nhiều loại hình văn phòng và các thiết bị văn phòng hợp lý nhất cùng đầy đủ các phân khúc văn phòng hạng A, văn phòng hạng B, văn phòng hạng C, văn phòng giá rẻ, văn phòng trọn gói tại khắp các quận, vị trí vàng … trên địa bàn thành phố.
7 Ưu điểm vượt trội của Nice Office
- Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm 24/7.
- Lập báo cáo, phân tích, giúp khách so sánh ưu khuyết của từng điểm thuê.
- Đưa rước tận nơi, khảo sát văn phòng cho thuê miễn phí.
- Thông tin, hình ảnh luôn được cập nhật mới nhất.
- Cung cấp đầy đủ lịch sử giá thuê.
- Báo giá nhanh chóng, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục gọn gàng.
- Hợp đồng rõ ràng, dài hạn, minh bạch tài chính và pháp lý.
Đăng ký tư vấn cho thuê văn phòng
Thông tin liên hệ
Hotline: 0901.007.226
Zalo: 0909.653539
Email: info@niceoffice.com.vn
Fanpage: Nice Office – Văn phòng cho thuê Tp.HCM